D.1. Thiết bị Linux

Trong hệ thống Linux, một số tập tin đặc biệt nằm dưới thư mục /dev. Những tập tin này được gọi là tập tin thiết bị (device files), có ứng xử khác với tập tin chuẩn. Kiểu tập tin thiết bị thường nhất thuộc về thiết bị khối và thiết bị ký tự. Những tập tin này là giao diện với trình điều khiển thật (phần của hạt nhân Linux) mà lần lượt truy cập phần cứng. Một kiểu tập tin thiết bị khác, ít thường hơn, có tên pipe (ống dẫn). Những tập tin thiết bị quan trọng nhất được liệt kê trong các bảng bên dưới.

sda First hard disk
sdb Second hard disk
sda1 Phân vùng thứ nhất nằm trên đĩa cứng thứ nhất
sdb7 Seventh partition of the second hard disk

sr0 First CD-ROM
sr1 Second CD-ROM

ttyS0 Cổng nối tiếp 0, COM1 dưới MS-DOS
ttyS1 Cổng nối tiếp 1, COM2 dưới MS-DOS
psaux Thiết bị con chuột PS/2
gpmdata Thiết bị giả, dữ liệu lặp lại từ trình nền GPM (con chuột)

cdrom Liên kết tượng trưng đến ổ đĩa CD-ROM
mouse Liên kết tượng trưng đến tập tin thiết bị con chuột

null Mọi gì được ghi vào thiết bị này sẽ biến mất
zero Có thể đọc vô hạn số không ra thiết bị này

D.1.1. Thiết lập con chuột

Có khả năng sử dụng con chuột trong cả hai bàn giao tiếp Linux (dùng gpm) và môi trường cửa sổ X. Bình thường, chỉ cần cài đặt gpm và trình phục vụ X chính nó. Cả hai nên có cấu hình để sử dụng /dev/input/mice làm thiết bị con chuột. Giao thức con chuột có tên exps2 trong gpm, và tên ExplorerPS/2 trong X. Tập tin cấu hình riêng từng cái là /etc/gpm.conf/etc/X11/xorg.conf.

Một số mô-đun hạt nhân cần phải được nạp để làm cho con chuột hoạt động. Trong phần lớn trường hợp, các mô-đun thích hợp được tự động phát hiện, nhưng đôi khi không phải đối với con chuột nối tiếp cũ và con chuột mạch nối[21], mà rất ít dùng, trừ trên máy tính rất cũ. Bản tóm tắt các mô-đun hạt nhân Linux cần thiết cho các kiểu con chuột khác nhau :

Mô-đun Mô tả
psmouse Con chuột PS/2 (nên được tự động phát hiện)
usbhid Con chuột USB (nên được tự động phát hiện)
sermouse Phần lớn con chuột nối tiếp
logibm Con chuột mạch nối được kết nối đến bo mạch điều hợp Logitech
inport Con chuột mạch nối được kết nối đến bo mạch ATI hay Microsoft InPort

Để nạp một mô-đun điều khiển con chuột, bạn có thể sử dụng lệnh modconf (từ gói cùng tên) và tìm trong phân loại kernel/drivers/input/mouse.



[21] Con chuột nối tiếp thường có đầu kẹp 9 rỗ hình D; con chuột mạch nối có đầu kẹp 8 đầu hình tròn, khác với đầu kẹp 6 đầu hình tròn của con chuột PS/2 hay đầu kẹp 4 đầu hình tròn của con chuột ADB.